Cách tính lưu lượng nước thải bệnh viện mới nhất

Cách tính lưu lượng nước thải y tế trong bệnh viện
5/5 - (1 bình chọn)

Nước thải được xả ra từ các trung tâm y tế, bệnh viện có tính chất đặc thù hơn so với loại nước thải ở các ngành nghề khác bởi nó chứa lượng lớn hóa chất, vi khuẩn, mầm bệnh,… gây nguy hại đến hệ sinh thái môi trường và sức khỏe của người dân ở các khu vực xung quanh. Bởi vậy, xây dựng hệ thống xử lý nước ô nhiễm trước khi thải ra ngoài môi trường là tất yếu đối với mọi cơ sở y tế. Một trong những bước quan trọng để thiết kế hệ thống xử lý nước thải đó là cách tính lưu lượng nước thải bệnh viện.

1. Nước thải y tế là gì?

Nước thải y tế là gì

 

Nước thải y tế là loại nước thải phát sinh từ các cơ sở y tế, cụ thể là từ các cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở nghiên cứu, đào tạo y – dược, cơ sở y tế dự phòng, cơ sở sản xuất thuốc. Bên cạnh đó, nước thải y tế cũng có nguồn gốc từ nước thải sinh hoạt của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, nhân viên bệnh viện, y bác sĩ,… 

Trong nước thải y tế, bên cạnh những chất gây ô nhiễm thường thấy như chất hữu cơ, dầu mỡ động – thực vật, còn có những chất hữu cơ đặc thù của ngành, các vi khuẩn mang mầm bệnh, chất khử trùng, dung môi hóa học, dư lượng kháng sinh, chế phẩm thuốc và thậm chí có các đồng vị phóng xạ phát sinh trong quá trình chẩn đoán và điều trị. Chính vì vậy, nước thải y tế cần phải được thu gom và xử lý cẩn thận, đảm bảo sau quá trình xử lý phải đạt được những quy chuẩn nghiêm ngặt.

2. Nguồn và tính chất nước thải ở các cơ sở khám chữa bệnh

 

Nước thải từ các cơ sở khám chữa bệnh chủ yếu bắt nguồn từ các khu vực: các khoa lâm sàng và cận lâm sàng, khu vực điều trị nội trú, khu vực văn phòng, nhà bếp,… Tùy vào từng khu vực, nhu cầu sử dụng, nhân khẩu học mà lượng phát thải tại các khu vực là khác nhau. Theo ước tính, lượng nước thải lớn nhất là tại khu vực điều trị nội trú bao gồm nước thải tắm giặt, ăn uống, vệ sinh, tiếp đến là khu vực phòng khám, phòng mổ, phòng thí nghiệm và khu vực văn phòng. 

Nước thải từ các phòng khoa trong bệnh viện có thể có các yếu tố nguy hại sau đây: 

  • Phòng chiếu chụp X-quang là nơi gây phát sinh những hóa chất phục vụ cho việc tráng rửa phim. Ngoài ra còn có các chất thải phóng xạ trong quá trình sử dụng tia X để chụp chiếu. Việc xử lý chất thải phóng xạ phải được giám sát chặt chẽ. 
  • Khu vực Nha khoa có khả năng phát sinh thủy ngân (Hg) vì có sử dụng hỗn hống trong hàn răng. 
  • Khoa chống nhiễm khuẩn là nơi sử dụng lượng lớn chất khử trùng, trong đó chất khử trùng dạng aldehyde được sử dụng phổ biến nhất, cũng là loại có nguy cơ gây ô nhiễm cao. 
  • Nhà bếp trong bệnh viện là nơi phát thải các chất hữu cơ, dầu mỡ động – thực vật, những thành phần có mặt trong các khâu chế biến thức ăn. 
  • Khu vực giặt đồ làm cho độ pH trong nước thải tăng cao, tăng các hợp chất có chứa clo và hàm lượng phốt phát. 
  • Ở nơi điều trị, dư lượng kháng sinh, chất khử trùng sẽ làm cho nước thải ô nhiễm hơn, đặc biệt là khi tiếp nhận thêm các loại dịch từ cơ thể của người bệnh – thứ có thể mang theo mầm bệnh.
  • Phòng thí nghiệm là nguồn phát sinh nước thải có chứa hóa chất, hóa chất thường được sử dụng là halogen, dung môi hữu cơ, nhuộm Gram, formaldehyde,… 

Ngoài các thành phần trên, nước thải ô nhiễm còn phát sinh trong quá trình hoạt động của các khoa, phòng, sinh hoạt của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Chính vì vậy cần tính lưu lượng nước thải bệnh viện từ đó xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện phù hợp nhất.

3. Cách tính lưu lượng nước thải bệnh viện

Cách tính lưu lượng nước thải bệnh viện

Người ta có thể tính lưu lượng nước thải bệnh viện dựa vào lượng nước cấp của các bệnh viện trong một ngày. Dựa vào kết quả ước tính, người ta sẽ lựa chọn được hệ thống thu gom nước thải phù hợp với công suất xử lý chính xác nhất. Tuy nhiên,  tại các bệnh viện, lượng nước thải cần được xử lý thường thay đổi theo số lượng bệnh nhân hoặc số giường bệnh (muốn tính lượng nước thải phải dựa trên số bệnh nhân trong ngày). 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra một vài phương pháp tính lưu lượng nước thải bệnh viện phát sinh như sau: 

  • 200 – 500 lít/người.ngày với bệnh viện quy mô nhỏ và trung bình:
  • 400 – 700 lít/người.ngày với bệnh viện quy mô lớn
  • 500 – 900 lít/người.ngày với bệnh viện trường học

Trên thực tế, lượng nước thải thu gom phụ thuộc rất lớn vào hiệu suất của hệ thống thu gom trong các cơ sở y tế. Nếu hệ thống thu gom không chất lượng, lượng nước thải thu được thường thấp hơn đáng kể so với các số liệu được chỉ ra trong bảng.

Tuy nhiên, số liệu trên chỉ mang tính tham khảo. Khi thiết lập hệ thống xử lý nước thải tại bệnh viện, cần phải có khâu khảo sát, đánh giá lượng nước thải phát sinh thực tế một cách chi tiết. Bên cạnh đó cũng cần tham khảo mức tiêu thụ nước của bệnh viện hàng tháng dựa trên hóa đơn tiêu thụ. Theo quan sát thực tế, thường thì lượng nước thải bằng khoảng 80% lượng nước cấp cho bệnh viện.

4. Tiêu chuẩn của nước thải y tế

Căn cứ theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 28:2010/BTNMT về nước thải y tế do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, sau quá trình xử lý, nồng độ hóa chất trong nước thải y tế phải đạt được những tiêu chuẩn nghiêm ngặt như bảng bên dưới :

Tiêu chuẩn của nước thải y tế

Bài viết trên tổng hợp các thông tin chung về nước thải y tế, cũng như cách tính lưu lượng nước thải bệnh viện sao cho đúng. Để tìm hiểu về các hệ thống xử lý nước thải bệnh viện nói riêng và hệ thống xử lý nước thải tại nhiều ngành nghề nói chung, hãy liên hệ ngay với công ty Giải pháp Môi trường HANA theo số hotline 028 2266 1616 để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, có chuyên môn cao và tận tâm với khách hàng.

chu ky dien tu scaled

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *