ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC NHIỄM PHÈN VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ

Tác hại của việc ăn uống nước nhiễm phèn
5/5 - (1 bình chọn)

Ngày nay, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng trở nên phổ biến và trầm trọng hơn. Trong trường hợp bạn phát hiện nguồn nước nhà mình có những biểu hiện lạ như nước có mùi tanh và ngả vàng thì rất có thể nước đang bị nhiễm phèn. Vậy nước nhiễm phèn là gì? Ảnh hưởng của nước nhiễm phèn và những phương pháp xử lý ra sao sẽ được làm rõ hơn trong bài viết. Cùng HANA tìm hiểu ngay nhé!

Nước nhiễm phèn là gì?

Phèn (alum) là một hợp chất hóa học cụ thể là muối sulfat kép ngậm nước có công thức tổng quát là AM(SO4)2.12H2O

Trong đó:

A là cation hóa trị I (Kali, Amoni (NH4+),…)

M là kim loại hóa trị III (sắt (Fe3+), nhôm, crom (Cr3+),…_

Nước nhiễm phèn có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Theo nghĩa đơn giản, khi nguồn nước bị nhiễm các kim loại nặng vượt quá mức cho phép (điển hình là Fe và Mn) là khi nguồn nước đang có nguy cơ cao bị nhiễm phèn.

LƯU Ý: Một số loại phèn có tác dụng chữa bệnh là phèn nhôm Kali và phèn nhôm Amoni.

Xem thêm: TÁC HẠI CỦA VIỆC ĂN UỐNG NƯỚC NHIỄM PHÈN VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ

Cách nhận biết nước nhiễm phèn:

Ảnh hưởng của nước nhiễm phèn và những phương pháp xử lý

Nguồn nước khi bị nhiễm phèn thường sẽ có vị hơi chua, mùi tanh và màu nước ngả màu vàng đục.

Trong các trường hợp để nước trong xô, chậu từ 10-15 phút xảy ra hiện tượng nước kết tủa, nổi lớp váng trên mặt nước và có màu vàng gạch.

Ngoài ra còn có các cách đơn giản khác như:

  • Thử bằng nhựa chuối: Nhỏ nhựa chuối vào nước, sau một thời gian từ 1-2 phút nếu nước ngả sang màu đậm thì có thể nước đã bị nhiễm phèn
  • Thử bằng nước chè: cho nước chè và nước tác dụng với nhau theo tỉ lệ 1: 1, nếu nước chuyển sáng màu tím thẫm có thể nguồn nước đang nhiễm sắt với tỉ lệ khá cao.Ảnh hưởng của nước nhiễm phèn.

Đọc thêm Tình hình hạn mặn năm 2021 và phương pháp xử lý nước nhiễm mặn

Ảnh hưởng của nước nhiễm phèn:

Ảnh hưởng của nước nhiễm phèn đến sinh hoạt:

  • Làm mòn các dụng cụ chưa đựng và gây bám màu ố vàng. Nước nhiễm phèn dễ gây đóng cặn, làm hoen gỉ, ăn mòn và ố vàng các dụng cụ bằng kim loại
  • Quần áo khi giặt bằng nước bị nhiễm phèn có tình trạng bị mất màu, đặc biệt các loại vải sáng màu như màu trắng dễ bị vàng ố gây mất thẫm mĩ.

Ảnh hưởng của nước nhiễm phèn và những phương pháp xử lý

Ảnh hưởng của nước nhiễm phèn đến sức khỏe con người:

Khi sử dụng nước nhiễm phèn trong thời gian dài có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, gây dị ứng, làm khô và bong tróc da. Đặc biệt là các căn bệnh mãn tính thậm chí là các bệnh ung thư,… Vì trong nguồn nước nhiễm phèn còn có các loại vi khuẩn, các kim loại nặng độc hại như:

  • Thạch tín(hay asen): Có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư da hoặc phổi.
  • Thủy ngân:Trong môi trường nước gây rối loạn hệ thần kinh trung ương.
  • Nitrat: Gây nguy hiểm cho sức khỏe ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.
  • Sunfat: Các bệnh liên quan đến đường ruột, tiêu hóa như kiết lị, tiêu chảy.

Xem thêm: Phương pháp xử lý nước giếng khoan bị mặn cho hộ gia đình

Một số phương pháp xử lý nước nhiễm phèn phổ biến

Phương pháp xử lý nước nhiễm phèn bằng tro/vôi

Tro và vôi là 2 nguyên liệu đơn giản và dễ tìm mua với giá thành rẻ tại Việt Nam. Khi để tro và vôi tác dụng với nước đã bị nhiễm phèn, các thành phần được tiếp xúc với nhau và tạo nên phản ứng.

Sau một thời gian, các thành phần bị nhiễm phèn trong nước được lắng xuống dưới bề mặt đáy nước. Lọc được phần lắng này ta có mặt trên nước trong suốt. Đây chính là nước sạch đã được xử lý.

Ưu điểm:

  • Phương pháp dễ thực hiện, sử dụng những nguyên liệu có sẵn
  • Giá thành rẻ

Nhược điểm:

  • Không đảm bảo nguồn nước sạch đủ nhu cầu sinh hoạt cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn về nước sạch vì khó đo lường

Các phương pháp hiện đại xử lý nước nhiễm phèn hiện nay:

Sử dụng máy lọc nước: áp dụng công nghệ lọc nước RO, công nghệ lọc nước Nano, hệ thống lọc nước khử trùng bằng tia UV,…

Công nghệ RO Công nghệ Nano Hệ thống lọc nước khử trùng

tia UV

– Máy lọc sử dụng công nghệ RO loại bỏ đến 99,9% vi sinh vật và tạp chất có hại có trong nước, kết quả cho ra nguồn nước sạch tinh khiết có thể uống.

– Cấu tạo nhỏ gọn, tiện lợi, không tốn nhiều diện tích lắp đặt.

– Máy lọc nước RO phù hợp với mọi nguồn nước đầu vào và giải quyết triệt để các vấn đề nước nhiễm phèn.

Là một trong những công nghệ lọc nước hiện đại hiện nay.

– Máy lọc nước công nghệ Nano cho ra nguồn nước sạch có thể sử dụng trực tiếp.

– Cấu tạo gọn, tiện lợi.

 

 

Thường được sử dụng cho hộ gia đình, các cở sở y tế, trường học, văn phòng,…

– Giải quyết được các vấn đề xử lý nước nhiễm phèn nay.

– Hệ thống chuyên xử lý sinh hoạt, chế biến, các hoạt động ăn uống… từ nguồn nước giếng khoan, nước thủy cục bị nhiễm phèn.

 

Kết luận

Nước nhiễm phèn có thể được phát hiện bởi những dấu hiệu đặc trưng như về mùi vị, màu sắc. Do bị nhiễm các kim loại nặng nên những ảnh hưởng của nước nhiễm phèn không chỉ gây nên những tác động xấu đến quá trình sinh hoạt của con người mà còn tác động trực tiếp đến sức khỏe con người.

Do đó, ngay khi phát hiện nguồn nước bị nhiễm phèn cần ngay lập tức hạn chế sử dụng nước đã bị nhiễm phèn mà thay vào đó là sử dụng các phương pháp để xử lý nước bị nhiễm phèn.

Hy vọng thông qua các thông tin trên đã giải đáp câu hỏi những được ảnh hưởng cuả nước nhiễm phèn, giúp quý khách hàng có thể áp dụng các phương pháp xử lý nước nhiễm phèn phù hợp. Nếu khách hàng có nhu cầu cần sử dụng máy lọc nước phèn vui lòng liên hệ với MÔI TRƯỜNG HANA để được tư vấn và báo giá máy lọc nước nhiễm phèn

lien he hotline 300x117 4

Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. MÔI TRƯỜNG HANA sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn sửa chữa, vận hành, lắp đặt, thi công, bảo trì hệ thống xử lý nước. HANA tư vấn viết và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí.

GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm Trao giải pháp  Nhận niềm tinRất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý doanh nghiệp.

chu ky dien tu scaled

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *