CÁC LOẠI HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG QUAN TRỌNG MÀ DOANH NGHIỆP CẦN LẬP NĂM 2022

các loại hồ sơ môi trường quan trọng mà doanh nghiệp cần lập 2022
5/5 - (1 bình chọn)

Theo Luật bảo vệ môi trường ra đời từ năm 2020, hồ sơ môi trường đã được ban hành nhằm xác nhận và cấp phép cho các doanh nghiệp, các chủ đầu tư, kinh doanh dịch vụ, các cơ sở sản xuất kinh doanh vận hành toàn bộ hay chỉ một phần của công trình dự án,… có phát sinh chất thải và được phép xả chất thải ra ngoài môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. Hồ sơ môi trường cũng kèm theo những yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành. Vậy có những thông tin nào mà bạn cần phải nắm về hồ sơ môi trường, cũng như các loại hồ sơ môi trường quan trọng mà doanh nghiệp cần lập năm 2022 là gì? Mời bạn cùng Biogency tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây.

Hồ sơ môi trường là gì?

các loại hồ sơ môi trường quan trọng mà doanh nghiệp cần lập 2022

Khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã quy định rõ về khái niệm giấy phép hay hồ sơ môi trường cụ thể như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Căn cứ theo đó, giấy phép môi trường là một văn bản vô cùng quan trọng mà người kinh doanh cần tìm hiểu kỹ trước khi bắt đầu dịch vụ của mình. Bất kỳ tổ chức, cá nhân hay doanh nghiệp nào muốn kinh doanh những ngành nghề, dịch vụ có đổ chất thải ra môi trường thì đều bắt buộc phải xin giấy phép môi trường, việc này nhằm đảm bảo môi trường không bị ảnh hưởng và ô nhiễm theo như quy định của pháp luật hiện hành.

Đối tượng sản xuất, kinh doanh nào cần lập giấy phép môi trường?

Mục 4 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã quy định về các đối tượng bắt buộc phải lập giấy phép môi trường như sau:

+ Thứ nhất là các dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh bụi, nước thải, khí thải xả ra bên ngoài môi trường cần phải được xử lý, hoặc phát sinh những loại chất thải nguy hại, cần phải được quản lý theo quy định khi bắt tay vào vận hành chính thức.

+ Thứ hai là dự án đầu tư, cơ sở, các khu kinh doanh, sản xuất, trung tâm dịch vụ, cụm công nghiệp,… có tiêu chí về môi trường hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực, thi hành tương tự đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

+ Thứ ba là trường hợp các dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công thì sẽ được miễn lập giấy phép môi trường.

Hồ sơ, hiệu lực và nội dung của giấy phép môi trường

các loại hồ sơ môi trường quan trọng mà doanh nghiệp cần lập 2022

Các loại hồ sơ được tích hợp trong giấy phép môi trường

Dưới đây là những hồ sơ mà doanh nghiệp, chủ đầu tư cần lập để có một văn bản giấy phép môi trường hoàn chỉnh:

  • Giấy phép xả khí thải 
  • Giấy phép xử lý các loại chất thải nguy hại
  • Giấy phép xả nước thải vào trong nguồn nước
  • Giấy xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của doanh nghiệp
  • Giấy phép xác nhận doanh nghiệp đã hoàn thành công trình bảo vệ môi trường
  • Sổ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại đến môi trường
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện về công tác bảo vệ môi trường trong quá trình nhập khẩu phế liệu

Đây là những loại hồ sơ môi trường cũ được tích hợp trong giấy phép môi trường, được triển khai đồng thời trong quá trình lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.

Đối với các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp đã đi vào hoạt động nhưng chưa lập một trong hai loại hồ sơ môi trường quan trọng sau đây: Đánh giá tác động môi trường, Giấy phép môi trường, thì bắt buộc phải tiến hành thực hiện các loại hồ sơ sau để tiếp tục hoạt động:

  • Báo cáo công tác bảo vệ môi trường: đây là bảng báo cáo được chủ dự án kinh doanh, sản xuất, cung cấp dịch vụ cần thực hiện định kỳ và nộp lên cơ quan phê duyệt trước 05/01 hàng năm. Theo Điều 66 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì các cơ quan tiếp nhận báo cáo bao gồm cơ quan cấp giấy phép môi trường, Sở TNMT, UBND cấp huyện.
  • Báo cáo quan trắc môi trường lao động: quan trắc bao gồm kiểm tra, đo đạc, phân tích các yếu tố gây nguy hại đến môi trường. Các doanh nghiệp cần thực hiện quan trắc tối thiểu 1 năm/lần theo quy định tại Điều 7 Nghị định 39/2016/NĐ-CP

Giấy phép môi trường có hiệu lực và thời hạn trong bao lâu?

Luật bảo vệ môi trường 2020 đã quy định rất rõ, giấy phép môi trường có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/1/2022. Còn về thời hạn của giấy phép môi trường thì doanh nghiệp tham khảo các quy định sau đây:

+ Các dự án đầu tư nhóm I: giấy phép môi trường có thời hạn là 7 năm.

+ Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ, các khu sản xuất kinh doanh dịch vụ tập trung, các khu công nghiệp đi vào hoạt động trước ngày Luật bảo vệ môi trường 2014 có hiệu lực thi hành: giấy phép có thời hạn 7 năm.

+ Còn lại, các đối tượng không thuộc quy định tại 2 điểm trên: thời hạn của giấy phép môi trường kéo dài 10 năm.

Nội dung bên trong giấy phép môi trường bao gồm những gì?

các loại hồ sơ môi trường quan trọng mà doanh nghiệp cần lập 2022

Những nội dung chính mà chủ đầu tư, doanh nghiệp cần lưu ý trong giấy phép môi trường gồm có:

+ Nguồn phát sinh nước thải: dòng nước thải, lưu lượng xả thải tối đa, các chất ô nhiễm có trong nước thải, giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm này, vị trí, phương thức xả thải và các nguồn tiếp nhận dòng nước thải.

+ Nguồn phát sinh khí thải: dòng khí thải, lưu lượng xả khí thải tối đa, các chất ô nhiễm có trong khí thải, giá trị giới hạn của các chất gây ô nhiễm, vị trí và phương thức doanh nghiệp xả khí thải.

+ Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn của độ rung và tiếng ồn từ cơ sở kinh doanh, sản xuất.

+ Công trình, hệ thống thiết bị dùng để xử lý chất thải nguy hại, mã chất thải nguy hại, khối lượng chất thải được phép xử lý, số lượng các trạm trung chuyển chất thải nguy hại này, địa bàn hoạt động của các dự án đầu tư và cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.

+ Loại phế liệu cũng như khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với các dự án đầu tư, các cơ sở kinh doanh sản xuất chuyên nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài về làm nguyên liệu sản xuất.

Các chủ cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp cần tự đưa ra quyết định thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường để bảo đảm thời điểm cần có giấy phép môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường. Lưu ý, thời gian chậm nhất là trước 45 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường cấp bộ, trước 30 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện, tính tới thời điểm doanh nghiệp, cơ sở cần phải có giấy phép môi trường.

Như vậy, môi trường Hana đã vừa giải giải đáp thắc mắc cho các bạn, các chủ đầu tư cơ sở kinh doanh sản xuất, dịch vụ về các loại hồ sơ, giấy tờ mà chủ dự án đầu tư cần chuẩn bị để thực hiện việc xin giấy phép môi trường. Hy vọng các bạn đã nắm rõ về các loại hồ sơ môi trường quan trọng mà doanh nghiệp cần lập năm 2022 này. Chúc các doanh nghiệp sớm hoàn thành thủ tục xin cấp giấy phép môi trường và bắt tay vào mô hình kinh doanh thành công!

chu ky dien tu scaled

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *