Dự án cải tạo hệ thống xử lý nước thải thực phẩm năm 2022

cai tao he thong xu ly nuoc thai san xuat thuc pham cty asuzac
5/5 - (1 bình chọn)

Dự án Cải tạo hệ thống xử lý nước thải thực phẩm tại Tp Hồ Chí Minh được hoàn thành vào năm 2022 và hiện tại đang trong giai đoạn HANA hướng dẫn vận hành. HANA rất cảm ơn Quý khách hàng, đối tác vẫn luôn tin tưởng lựa chọn HANA để đồng hành trong việc xử lý nước thải. Xin cảm ơn CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM ASUZAC đã tin tưởng chúng tôi để thực hiện dự án cải tạo hệ thống Xử lý nước thải Nhà máy thực phẩm này.

Dự án cải tạo hệ thống xử lý nước thải thực phẩm của HANA

Thông tin về Dự án

  1. Tên dự án: Cải tạo Hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy thực phẩm
  2. Chủ đầu tư: CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM ASUZAC
  3. Địa chỉ dự án: Khu chế xuất Tân Thuận, Tp. HCM
  4. Công suất: 300 m3/ngày.đêm
  5. Quy chuẩn áp dụng: Cột B, QCVN 40:2011/BTNMT
  6. Tình trạng: Đã hoàn thành năm 2022 và đang vận hành

Tổng quan về Hệ thống xử lý nước thải thực phẩm

Nước thải thực phẩm của Công ty Asuzac

Công ty Thực phẩm Asuzac chuyên sản xuất các loại thực phẩm sấy khô, thực phẩm đóng hộp và các sản phẩm ăn liền khác… cung cấp cho thì trường tiêu thụ tại Việt Nam.

Trong quá trình hoạt động và thực phẩm, nhà máy sản xuất sẽ thải ra rất nhiều nước thải, bao gồm:

  • Nước từ công đoạn rửa sạch, sơ chế, cắt tỉa các nguyên vật liệu
  • Nước từ công đoạn vệ sinh vật dụng dùng trong các công đoạn chế biến thực phẩm
  • Nước từ công đoạn vệ sinh nhà xưởng, máy móc…

Trong nước thải thực phẩm có chứa rất nhiều chất bẩn, cặn hoặc các vụn thực phẩm… vì vậy, nước thải nhà máy thực phẩm là bắt buộc phải xử lý.

Hệ thống xử lý nước thải thực phẩm hiện hữu của Công ty Asuzac

Công ty Asuzac đã đi vào hoạt động từ năm 1994 và cho đến hiện tại, nhà máy đã thay đổi rất nhiều về công nghệ, công suất và nguyên vật liệu. Chính vì vậy, cho đến hiện tại, hệ thống xử lý nước thải cũ của nhà máy đã không thể đáp ứng và xử lý đạt chuẩn được cho nhà máy. Chính vì vậy, HANA đã đưa ra phương án Cải tạo hệ thống xử lý nước thải hiện hữu.

Hệ thống xử lý nước thải thực phẩm
Khảo sát Hệ thống xử lý nước thải thực phẩm

Công nghệ xử lý nước thải thực phẩm trước và sau cải tạo

Khi tiếp nhận dự án này, HANA đã khảo sát và lấy mẫu phân tích đầu vào, từng bể và đầu ra của hệ thống xử lý nước thải hiện hữu của nhà máy. Sau khi phân tích, HANA nhận thấy hệ thống đang có một vài vấn đề nghiêm trong khiến nước thải đầu ra không đạt theo quy chuẩn của Khu chế xuất Tân Thuận như:

  • Nồng độ TSS, COD cao, gây ảnh hưởng đến giai đoạn xử lý sinh học
  • Nồng độ Nitơ cao, không xử lý triệt để
  • ….

Qua đó, HANA đã làm việc với Công ty Asuzac để có thể thống nhất phương án phù hợp nhất và đưa ra phương án Cải tạo hệ thống xử lý nước thải thực phẩm giải quyết tình trạng trên.

phương án Cải tạo hệ thống xử lý nước thải thực phẩm
Công nghệ Cải tạo hệ thống xử lý nước thải thực phẩm

Thuyết minh quy trình công nghệ cải tạo hệ thống xử lý nước thải thực phẩm trên

Nước thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất tại nhà máy sẽ được tập trung và dẫn về hố gom tập trung nước thải.

Hố gom nước thải

Hố gom nước thải có tác dụng như nơi chứa của nước thải trước khi được bơm chìm trong hố gom bơm vào bể tách mỡ.

Nước thải theo các đường ống thoát nước từ nhiều khu vực sản xuất trong Nhà máy sẽ đều tập trung vào hố gom này. Sau khi vào hố gom, nước thải sẽ đi qua song chắn rác có tác dụng chặn lại các chất thải rắn có kích thước lớn bị rơi vào đường ống như đá, cành cây, túi nilong, rác thải nhựa, vụn thưc phẩm có kích thước lớn… để tránh nghẹt các bơm trong quá trình hoạt động.

Bể tách mỡ

Bể tách mỡ là một trong những bể quan trọng và cần phải có đối với loại nước thải thực phẩm này. Do trong thực phẩm sẽ có chứa 1 ít dầu tự nhiên, hoặc trong quá trình chế biến có sử dụng dầu mỡ…

Bể tách mỡ có nhiệm vụ loại bỏ phần dầu, mỡ có trong nước thải. Dầu mỡ nổi lên trên được thu gom và thải bỏ định kỳ. Phần nước đã được tách khỏi dầu, mỡ được bơm về bể điều hòa.

Nếu không có bể tách mỡ, về lâu dài dầu mỡ sẽ bám vào thành ống, thành bể và các loại máy móc, gây hư hỏng nặng có thể phải thay lại toàn bộ hệ thống xử lý nước thải và đường ống thoát nước.

Bể điều hòa

Bể điều hòa có tác dụng điều tiết lưu lượng nước thải đi ra khỏi bể cũng như điều hòa nồng độ các chất có trong nước thải nhờ máy thổi khí được hoạt động liên tục trong bể.

Tùy vào mỗi thời điểm trong ngày, công đoạn sản xuất hay mỗi dây chuyền sản xuất khác nhau thì nước thải ra từ Nhà máy cũng sẽ khác nhau. Do đó, nước thải phải được điều hòa để tránh việc sốc tải trọng hoặc xử lý không đều.

Ở đây, HANA đã cải tạo tăng thêm thể tích bể điều hòa, giúp tăng lượng nước thải có thể điều hòa, đồng thời bổ sung thêm hệ thống phân phối khí dưới đáy bể, liên tục sục khí để xáo trộn nước thải, vừa tăng lượng oxy trong nước giúp cho quá trình xử lý phía sau.

Nước thải sau khi được điều hòa sẽ được bơm về bể Keo tụ – Tạo bông.

Bể Keo tụ – Tạo bông

Tại Bể Keo tụ –  Tạo bông, xảy ra 4 giai đoạn xử lý liên tục bao gồm: Điều chỉnh pH – Keo tụ – Tạo bông – điều chỉnh pH. 4 giai đoạn này cần phối hợp với nhau kèm với các loại hóa chất với liều lượng thích hợp và Motor khuấy để quy trình Keo tụ – Tạo bông được xảy ra hoàn hảo.

Theo đó, khi nước thải được bơm vào bể, sẽ được bơm thêm hóa chất điều chỉnh pH, nhằm đưa nước thải về độ pH phù hợp cho quá trình keo tụ. Sau đó, hóa chất Keo tụ được bơm vào. Nhờ máy khấy và cánh khuấy gắn trong bể sẽ giúp nước thải trộn đều với hóa chất. Tiếp theo nước thải sẽ đến với giai đoạn Tạo bông, lúc này hóa chất trợ keo tụ sẽ được châm vào, máy khuấy và cánh khuấy vẫn liên tục hoạt động nhưng được điều chỉnh ở tốc độ thích hợp, chậm hơn để quá trình tạo bông tiếp diễn, đồng thời tránh làm vỡ bông cặn đang hình thành.

Nước thải cùng với các bông cặn sẽ được đưa qua bể Tuyển nổi siêu nông mà HANA đã bổ sung thêm. Trong quá trình này, pH sẽ được điều chỉnh 1 lần nữa để có thể tiếp tục qua các giai đoạn xử lý sinh học phía sau.

Bể Tuyển nổi siêu nông

Bể Tuyển nổi siêu nông có nhiệm vu thu gom các bông bùn được tạo thành từ Bể Keo tụ – Tạo bông và các cặn hữu cơ lơ lững khó lắng. Bể Tuyển nổi siêu nông mà HANA sử dụng có khả năng loại bỏ đến 95% các chất rắn lơ lửng. Ngoài ra, các chất hữu cơ lơ lửng khó lắng, dầu mỡ… cũng có thể thu gom tại đây.

Hệ thống xử lý nước thải thực phẩm
Bể Tuyển nổi siêu nông

Kết hợp với bể Keo tụ – Tạo bông trước đó, nước thải qua 2 giai đoạn này đã xử lý đến 90% các chất hữu cơ, chất rắn, TSS và các chất thải khác trong nước.

Nước trong được đưa về bể xử lý sinh học phía sau nhằm xử lý lượng nitơ và các chất thải còn lại trong nước.

Bể xử lý sinh học Thiếu khí Anoxic và Hiếu khí Aerotank

Ở hệ thống xử lý nước thải hiện hữu của Nhà máy, chỉ có bể Hiếu khí Aerotank, dẫn đến hiệu suất xử lý nitơ và Photpho không cao, Nước thải sau xử lý vẫn còn hàm lượng lớn nitơ trong nước. Vì vậy, HANA đã bổ sung thêm bể Thiếu khí Anoxic. Giúp tăng hiệu suất xử lý, đảm bảo nước thải đầu ra đạt chuẩn.

Trong bể sinh học thiếu khí Anoxic có chứa nhiều hệ vi sinh vật thiếu khí. Các chủng vi sinh vật này sẽ sinh trưởng và phát triển trong môi trường ít oxy nên phải được lắp đặt kín.

Tương tự như bể Anoxic, Bể Aerotank cũng chứa nhiều hệ vi sinh vật, tuy nhiên các vi sinh vật này là vi sinh vật hiếu khí. Chúng yêu cầu một môi trường giàu oxy để phát triển, vì vậy, tại bể này phải luôn có hệ thống phân phối khí liên tục.

Các vi sinh vật hiếu khí và thiếu khí này sẽ sử dụng các chất thải có trong nước thải để làm thức ăn, từ đó giảm đi chất Nitơ và Photpho trong nước và tăng số lượng các vi sinh vật này lên.

Nước thải sẽ đến bể Anoxic trước, được các vi sinh vật thiếu khí xử lý rồi sẽ đến bể Aerotank để xử lý bằng các vi sinh vật hiếu khí lần 2

Tại bể Anoxic, quá trình khử nitrat được diễn ra, các chất ô nhiễm Nitơ dưới dạng Nitrat sẽ được vi sinh vật biến đổi thành Nitơ không khí. Nói cách khác, bể Anoxic là bể loại bỏ hoàn toàn Nitơ ô nhiễm trong nước. Nước sau đó được đưa về bể Aerotank.

Tại bể Aerotank xảy ra quá trình khử Nitrat biến đổi Nito dưới dạng Amoni thành Nito dưới dạng Nitrat dưới sự có mặt của hệ vi sinh vật hiếu khí. Không khí được sục liên tục vào bể Aerotank nhờ máy thổi khí nhằm tạo môi trường tốt nhất cho quá trình xử lý diễn ra. Nước thải được tuần hoàn liên tục về bể Anoxic để xử lý hoàn toàn Nito có trong nước. Nước sau đó được đưa về bể lắng sinh học.

Bể lắng

Tác dụng của bể lắng là để tách phần nước và phần chất rắn có chứa các loại vi sinh vật và chất thải còn lại sau khi xử lý sinh học (ở dạng rắn, kết dính với nhau tạo thành dạng bông bùn)

Dưới tác dụng của trọng lực, nước thải và bùn có trong nước sẽ được tách ra trong bể lắng. Bùn và các chất rắn có trong nước thải sẽ lắng xuống dưới đáy bể và được thu gom xử lý định kỳ. Phần nước sạch còn lại đã đạt chuẩn theo quy định sẽ được thải vào hệ thống thoát nước để đến Khu xử lý nước thải công nghiệp tập trung của Khu chế xuất Tân Thuận trước khi thải ra môi trường.

Dự án cải tạo hệ thống xử lý nước thải thực phẩm của HANA

Dự án cải tạo hệ thống xử lý nước thải thực phẩm Công ty Asuzac

Sau nhiều lần khảo sát và làm việc với Công ty TNHH Thực Phẩm Asuzac. cho đến khi thống nhất phương án Cải tạo, Bằng năng lực của mình, HANA đã được lựa chọn làm đơn vị thi công hạng mục này.

Các hạng mục HANA thực hiện khi cải tạo bao gồm:

  • Xây dựng nhà điều hành, bệ đặt các bể xử lý nước thải
  • Cung cấp Tủ điện điều khiển, Bể Tuyển nổi và Bể anoxic bằng composite
  • Đi lại toàn bộ đường ống nước trong hệ thống xử lý nước thải
  • Cải tạo, sơn sửa và chống thấm các bể xử lý hiện hữu

Sau khi Cải tạo, hiện tại nhà máy đang trong giai đoạn vận hành thử nghiệm, đến nay vẫn hoạt động tốt và xử lý đạt chuẩn theo quy định của Khu chế xuất.

Ưu điểm của hệ thống xử lý nước thải sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng

  • Nước thải đầu ra đạt Quy chuẩn của Khu chế xuất quy định.
  • Bể tuyển nổi xử lý đến 95% chất rắn lơ lửng.
  • Hiệu suất xử lý TSS, COD, Nitơ cao.
  • Thời gian xử lý của bể Tuyển nội siêu nông rất ngắn (10 – 15p), nhỏ gọn, không chiếm diện tích
  • Bùn cặn thải ra ngoại có độ ẩm thấp, giảm thời gian phơi bùn và nén bùn
  • Chi phí đầu tư hợp lý, chi phí vận hành phù hợp.
  • Hệ thống hoạt động ổn định, không phát ra tiếng ồn
  • Bể Anoxic làm bằng vật liệu Composite, rất bền lại nhẹ, sử dụng lâu dài…
  • Toàn bộ khu vực hệ thống được xây mới, sơn sửa lại toàn bộ. Tạo cảnh quan đẹp cho khu vực xử lý
Hệ thống xử lý nước thải thực phẩm
Bể Thiếu khí Anoxic bằng vật liệu Composite

Công ty Môi Trường Hana đã và đang thực hiện nhiều dự án xử lý nước thải thực phẩm tại Tp HCM và các tỉnh lân cận, đáp ứng được nhiều nhu cầu cơ bản cũng như những yêu cầu riêng biệt của từng Nhà máy mà chủ đầu tư mong muốn.

Xem thêm: Tình trạng xử lý nước thải thực phẩm tại các doanh nghiệp

Trên đây là dự án xử lý nước thải Nhà khách của HANA. Cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm thực hiện các dự án, HANA luôn tự tin đồng hành và mong muốn có cơ hội hợp tác cùng Quý doanh nghiệp thực hiện hệ thống xử lý nước thải, Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm Công ty tư vấn xử lý nước thải nhà máy sản xuất vui lòng liên hệ với chúng tôi.

hotline 4

Để cám ơn Quý khách đã quan tâm và sử dụng các dịch vụ của chúng tôi. HANA xin gửi đến quý khách hàng các ưu đãi khi liên hệ và kí hợp đồng một trong các dịch vụ của HANA.

  • Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ miễn phí.
  • Đánh giá Trạm xử lý nước thải hiện hữu, hướng dẫn cải tạo và vận hành miễn phí.
  • Ký hợp đồng xử lý chất thải sẽ được tặng lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ miễn phí.
  • Thường xuyên ưu đãi giảm giá đối với tất cả các dịch vụ.

Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. MÔI TRƯỜNG HANA sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn sửa chữa, vận hành, lắp đặt, thi công, bảo trì hệ thống xử lý nước thải. HANA tư vấn viết và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí.

GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Giải pháp xử lý nước tiết kiệmRất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý doanh nghiệp.

chu ky dien tu scaled

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *