Nước nhiễm phèn là hiện tượng quá quen thuộc đối với những hộ gia đình sử dụng nước giếng và nước sông bị nhiễm phèn. Nước nhiễm phèn có vị chua, bốc mùi hôi tanh và có váng nổi trên mặt nước. Vậy nước nhiễm phèn ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người? Cách xử lý nước phèn ra sao? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Môi trường HANA nhé!
1. Nước nhiễm phèn là gì?
Theo định nghĩa, nước nhiễm phèn là nguồn nước chứa một lượng các loại muối kép (được tạo nên từ anion sunfat SO4-2 và cation kim loại) quá mức cho phép. Có hai loại phèn phổ biến là: phèn sắt và phèn nhôm.
Nước nhiễm phèn được nhận diện bởi các tính chất: nước bị vẩn đục, có màu vàng, mùi tanh hôi, khi nếm thử có thể cảm nhận được vị hơi chua. Khi dẫn nước nhiễm phèn vào thùng chứa, đợi khoảng 10 đến 15 phút sẽ xảy ra hiện tượng kết tủa và trên bề mặt chất lỏng nổi một lớp váng dầu.
Bên cạnh đó, đối với nước nhiễm phèn, chỉ số đánh giá chất lượng nguồn nước như: TDS (Tổng chất rắn hòa tan), độ lỏng của nước, độ pH,… có thể ở vượt mức cho phép.
2. Nguyên nhân tình trạng nước nhiễm phèn
Nước bị nhiễm phèn có thể do nhiều nguyên nhân, dưới đây là một vài nguyên nhân thường thấy:
- Đặc tính đất phèn tùy từng vùng: Nước nhiễm phèn do từ đất thường xảy ra ở các vùng đồng bằng. Các đường ống dẫn nước bị nhiễm phèn cũng sẽ bị ăn mòn và hoen gỉ nhanh hơn ở các khu vực khác.
- Nguồn nước bị ô nhiễm: Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầng nước ngầm, dẫn đến biến đổi tính chất nước và khả năng cao nhiễm một số tạp chất độc hại như amoni, asen, nitrit, H2S, chì,…
- Hàm lượng anion sunfat: Anion sunfat trong nước tăng quá cao sẽ khiến nguồn nước bị nhiễm phèn. Phèn là các muối kép với cấu tạo tinh thể đồng hình tám mặt, được hình thành trong phản ứng hóa học của anion sunfat SO4-2 và cation của 2 kim loại có hoá trị khác nhau.
3. Tác hại của nước nhiễm phèn
Hiện nay, rất nhiều địa phương, đặc biệt là các khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa chưa được tiếp cận với công nghệ xử lý nước hiện đại nên một số người dân vẫn đang sử dụng nguồn nước nhiễm phèn trong sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu tiếp tục kéo dài tình trạng này sẽ mang đến những hệ quả khôn lường, tiêu biểu là những ảnh hưởng đến sức khỏe con người và đời sống xã hội, kinh tế.
3.1. Tác hại với sức khỏe con người
Việc sử dụng nguồn nước nhiễm phèn mà chưa qua xử lý sẽ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe như:
- Viêm gan A: Các triệu chứng của viêm gan A là vàng da, đau bụng, sốt, tiêu chảy và nặng hơn có thể dẫn đến suy gan cấp tính và viêm tụy.
- Bệnh thương hàn: Khởi phát đột ngột với các dấu hiệu sốt cao kéo dài, ho khan, đau đầu, mệt mỏi, táo bón, tiêu chảy, chán ăn, mạch chậm.
- Bệnh kiết lỵ: Gây ra hiện tượng tiêu chảy nghiêm trọng, đau bụng dữ dội, sốt, đau đầu, chán ăn.
- Bệnh tả: Mất nước và điện giải trầm trọng, suy nhược cơ thể. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây trụy mạch và hôn mê.
- Các vấn đề sức khỏe khác: Da dễ bị viêm, phồng rộp và bong tróc vảy, tóc khô hơn và răng bị ngả vàng.
Khi sử dụng nước giếng khoan nhiễm phèn trong thời gian dài có thể mắc nhiều căn bệnh mãn tính như ung thư, vì trong nước nhiễm phèn còn có các loại vi khuẩn gây bệnh và các kim loại nặng độc hại như:
- Thạch tín: Gây biến đổi sắc tố da, sạm da, lão hóa da. Nguy hiểm hơn, thạch tín làm nguy cơ mắc bệnh ung thư da nhanh hơn. Nhiễm độc cấp tính có thể dẫn đến tử vong.
- Thủy ngân: Thủy ngân có thể gây hại cho hệ thần kinh, tiêu hóa và miễn dịch, nguy cơ dẫn đến tử vong.
- Nitrat: Bazơ này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
- Sunfat: Nếu liều lượng sunfat vượt quá mức cho phép sẽ gây ra một số triệu chứng như: buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu, thậm chí là vàng da.
Xem thêm: TÁC HẠI CỦA VIỆC ĂN UỐNG NƯỚC NHIỄM PHÈN VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
3.2. Tác hại với đời sống xã hội và kinh tế
Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, nước nhiễm phèn còn đem đến nhiều tác hại đối với đời sống xã hội và kinh tế:
- Sử dụng nước nhiễm phèn trong sinh hoạt như giặt giũ, theo thời gian quần áo sẽ bị xỉn màu, xuất hiện các vết ố, trở nên thô ráp và dễ hỏng.
- Nước nhiễm phèn làm hoen gỉ, ăn mòn các dụng cụ và vật chứa rất nhanh, đặc biệt là các đồ dùng bằng kim loại.
- Xảy ra hiện tượng kết tủa, gây lắng cặn gỉ sét, làm tắc nghẽn đường ống dẫn nước
- Đối với thực phẩm, nước nhiễm phèn gây biến chất, thay đổi mùi vị và kết cấu của thực phẩm.
- Sử dụng trong trồng trọt, nước nhiễm phèn có thể nhiễm độc cho cây trồng, gây ra sâu bệnh, hoa màu héo úa, ảnh hưởng đến thu nhập.
- Sử dụng trong nuôi trồng thủy sản làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của thủy sản và làm giảm tỷ lệ sống của chúng. Từ đó gây thiệt hại về kinh tế đối với các doanh nghiệp và hộ gia đình nuôi trồng thủy hải sản.
4. Các phương pháp xử lý nước phèn
Dưới đây, môi trường HANA sẽ hướng dẫn bạn một số cách lọc nước nhiễm phèn đơn giản mà hiệu quả mang lại rất đáng mong đợi.
4.1. Dùng tro bếp để lọc nước phèn
Tro bếp là một vật liệu cực kỳ hiệu quả trong việc lọc nước nhiễm phèn, dễ tìm mà lại không tốn kinh phí. Các bước dùng tro bếp lọc nước phèn diễn ra như sau:
- Cho khoảng từ 5 đến 10g tro bếp vào nước nhiễm phèn.
- Để nguyên từ 15 – 20 phút. Trong lúc đó sẽ diễn ra quá trình phản ứng hóa học giữa các thành phần trong tro bếp và nước phèn. Tro bếp sẽ phân hủy các hợp chất sắt không tan và trả lại dòng nước sạch, an toàn.
- Khi phản ứng kết thúc, tro bếp và các chất có hại sẽ lắng xuống.
- Từ đó có thể lọc lấy phần nước sạch đã được khử phèn một cách dễ dàng.
Ưu điểm của phương pháp này là không tốn kém, có thể thực hiện được dễ dàng ở bất cứ đâu, nguyên liệu dễ tìm thậm chí sẵn có tại nhà. Đặc biệt, đây là phương pháp tự nhiên nên không độc hại hay gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp này lại rất tốn thời gian để thực hiện và lâu có nước sạch để sử dụng.
Xem thêm: Nước nhiễm phèn và phương pháp xử lý
4.2. Dùng vôi để khử phèn
Một phương pháp tiết kiệm khác được biết đến rộng rãi hiện nay là dùng vôi. Làm tương tự như tro bếp, để khử phèn trong nước, bạn cho vôi vào nước và chờ khoảng 15 – 20 phút. Phản ứng hóa học xảy ra sau đó sẽ kết tủa sắt thành bông cặn, tách ra khỏi nước và lắng xuống đáy bể. Phương pháp này có thể lọc nước trong, an toàn cho sức khỏe.
Phương pháp này đã và đang được tận dụng phổ biến bởi tính đơn giản và tiện lợi của nó. Tuy nhiên, dùng vôi để khử phèn chỉ được khuyên dùng với lọc nước sinh hoạt như tắm giặt, không nên ăn uống vì dễ gây ra nhiều bệnh.
4.3. Xây bể lọc nước gia đình
Một phương pháp tốn nhiều chi phí, diện tích và công sức xây dựng, nhưng đổi lại bạn sẽ được sử dụng dòng nước sạch an toàn tuyệt đối. Đó là xây bể lọc nước cho hộ gia đình mình. Bên cạnh đó, bể lọc này có thể sử dụng lâu dài và lọc chất bẩn và chất cặn chứ không riêng gì tác dụng khử phèn cho nước.
Bể được xây dựng gồm 3 ngăn: lắng, lọc và chứa. Nước được bơm lên ngăn lắng để loại bỏ các tạp chất kết tủa, sau đó sẽ chảy qua ngăn lọc, ngăn lọc sẽ sử dụng các nguyên liệu thô để lọc như cát, sỏi, than hoạt tính,… Sau khi lọc xong, nước sạch sẽ được di chuyển đến bể chứa để sử dụng trong sinh hoạt. Tuy nhiên phương pháp này không được đánh giá cao về hiệu quả xử lý nước phèn.
Đây là phương pháp đòi hỏi tính toán và thiết kế tỉ mỉ, tùy thuộc vào điều kiện môi trường sống, điều kiện gia đình, cũng như nhu cầu sử dụng. Bạn nên tham khảo những nguồn thông tin bổ ích xung quanh mình hoặc liên hệ với các công ty có dịch vụ xử lý nước để xây dựng bể lọc nước phù hợp với gia đình.
4.4. Sử dụng cột lọc nước để lọc nước phèn
Đây là phương pháp để xử lý nước phèn mới nhất tại thời điểm hiện tại với giá thành tương đối rẻ trong khi công suất và hiệu quả lọc phèn lại được đánh giá rất cao.
Phương pháp này sẽ sử dụng 3 cột lọc nước và 2 bộ lọc tinh. Nước nhiễm phèn sẽ được bơm lên bồn chứa rồi được lọc qua 3 cột lọc nhờ áp lực tự nhiên của nước. Sau khi lọc xong, nước sẽ được qua 2 bộ lọc tinh trước khi chuyển đến bồn chứa và những nơi cần sử dụng nước. Ưu điểm của phương pháp này là đảm bảo nước sạch và có thể sử dụng nhanh chóng, với dung tích lớn mà không cần mất nhiều thời gian để lọc.
Xem thêm: BỂ LỌC NƯỚC NHIỄM PHÈN TRONG SINH HOẠT GIA ĐÌNH
5. Dịch vụ lọc nước phèn của Công ty Giải pháp Môi trường HANA
Nước nhiễm phèn chiếm phần lớn là thành phần sắt và mangan, sẽ làm vải ố vàng, các dụng cụ vật chứa bằng kim loại bị bám cặn đen, hoen gỉ. Dấu hiệu để nhận biết rõ ràng nhất là nước có mùi tanh hôi, có vị giống sắt, gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt. Để giải quyết tình trạng trên và có nguồn nước sạch trong sinh hoạt cũng như ăn uống và hạn chế tình trạng bị nhiễm bệnh do các thành phần độc tố có trong nước nhiễm phèn, chúng ta cần phải có phương pháp xử lý triệt để bằng cách lọc nước phèn, trả lại nguồn nước sạch và đảm bảo.
Tại Công ty Giải pháp Môi trường HANA, chúng tôi đang áp dụng phương pháp sử dụng cột lọc nước phèn để xử lý tình trạng nước nhiễm phèn tại nhiều khu vực. Với công nghệ xử lý này, HANA cam kết:
- Sau khi lọc nước sẽ không còn mùi tanh, hàm lượng phèn giảm đến mức tối đa.
- Chi phí xây dựng hợp lý tùy theo mục đích.
- Hệ thống được thiết kế gọn, không chiếm nhiều diện tích
- Dễ dàng di chuyển, bảo trì, sửa chữa hệ thống khi cần thiết.
- Hệ thống vận hành ổn định, giảm chi phí vận hành tối đa.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng có dịch vụ mua bán các loại nguyên liệu giá rẻ dùng trong việc xử lý nước phèn như tro bếp, vôi, PAC,…
Hãy tìm đến Môi trường HANA để nhận được dịch vụ hợp lý về công nghệ xử lý nước thải, chi phí lắp đặt, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp trong xử lý nước ô nhiễm nói chung và xử lý nguồn nước bị nhiễm phèn nói riêng. Liên hệ với chúng tôi qua số hotline 028 2266 1616.