Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt cho công nhân

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt cho công nhân
Rate this post

Giữa bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra sôi nổi tại Việt Nam, các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp mọc lên như nấm, góp phần phát triển đất nước và giải quyết vấn đề việc làm cho xã hội. Tuy nhiên, kéo theo đó là sự gia tăng ô nhiễm môi trường khiến nhiều nhà chức trách và các chủ xí nghiệp phải đau đầu. Một trong những vấn đề nhức nhối là xử lý nước thải sinh hoạt cho công nhân.

1. Nước thải sinh hoạt là gì?

1. Nước thải sinh hoạt là gì?

Nước thải sinh hoạt được thải ra môi trường xung quanh trong quá trình sinh hoạt như nấu nướng, giặt giũ, ăn uống, tắm rửa, vệ sinh,… Trong đó bao gồm nước thải từ nơi ở, nơi vui chơi và nơi làm việc của người dân trong các khu dân cư, các khu công nghiệp, nhà máy, trung tâm thương mại, trung tâm giải trí,…

Dưới đây là một số trường hợp sinh ra nước thải sinh hoạt:

  • Nước thải có trong chất thải từ cơ thể con người như mồ hôi, nước tiểu, máu, giấy vệ sinh đã sử dụng, khăn ướt,…
  • Nước thải rò rỉ từ ống nước, bể phốt, bể chứa rác thải,…
  • Nước tẩy rửa sinh ra từ các hoạt động như vệ sinh cá nhân, giặt giũ quần áo, vệ sinh nhà cửa, nấu ăn,…
  • Chất thải dạng lỏng như nước uống, thuốc trừ sâu, hóa chất tẩy rửa, nước tưới cây, nước sơn, nước giặt,…

Nếu không xử lý nước thải sinh hoạt đúng cách, không chỉ nguồn nước sạch bị ô nhiễm mà còn dẫn đến ô nhiễm đất, dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe,…

Xét tại các thành phố có mật độ dân cư đông thì việc xử lý nước thải sinh hoạt không còn là vấn đề đơn giản nữa. Vì vậy, việc áp dụng các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho công nhân thật sự rất cấp thiết.

2. Nước thải sinh hoạt của công nhân từ đâu?

Nước thải sinh hoạt của công nhân là nước thải thường thấy ở nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, sau khi công nhân sử dụng nước cho các mục đích sinh hoạt như tắm, rửa tay, chân, vệ sinh cá nhân,…

Nước thải sinh hoạt của công nhân chủ yếu chia làm 2 khu vực:

  • Nước thải từ khu vực ăn uống, nhà bếp.
  • Nước thải từ WC, khu vực nơi tắm rửa, giặt giũ.

Trong nước thải sinh hoạt của công nhân thường chứa các thành phần đặc trưng là BOD5, COD, Nitơ, Photpho. Ngoài ra, trong loại nước thải này còn chứa vi khuẩn, vi sinh vật, các hợp chất lơ lửng gây ô nhiễm và phát tán mầm bệnh. Đặc biệt, do môi trường làm việc nên trong nước thải có thể tồn đọng dầu mỡ, chất hóa học hoặc chất tẩy rửa. Đây cũng là những vấn đề đáng ngại trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt cho công nhân.

Xem thêm: Hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp – Môi trường HANA

3. Nước thải sinh hoạt công nhân ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?

3. Nước thải sinh hoạt công nhân ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?

Là một bộ phận của nước thải sinh hoạt, nước thải sinh hoạt của công nhân cũng mang đến những nguy cơ đáng lo ngại cho môi trường. Cụ thể:

  • Ảnh hưởng đến nguồn nước khác: Những thành phần độc hại và hóa chất trong nước thải công nhân sẽ làm biến chất các nguồn nước sạch như sông suối, ao hồ, kênh rạch… Nếu con người bất cẩn sử dụng nguồn nước này sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe. Không chỉ dừng lại ở đó, ngay cả hệ sinh thái dưới nước và cảnh quan môi trường cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
  • Ảnh hưởng đến môi trường đất: Nếu chưa xử lý nước thải sinh hoạt mà xả thẳng vào đất sẽ làm thay đổi các thành phần và các chất dinh dưỡng có trong đất. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng, mà thậm chí nước thải ngấm sâu có thể gây ô nhiễm các mạch nước ngầm.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Đây là kết quả hiển nhiên khi con người thường xuyên tiếp xúc với nước thải ô nhiễm hoặc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Trong nước thải sinh hoạt ở các khu công nghiệp chứa rất nhiều vi sinh vật gây bệnh và các chất độc hại, thậm chí nghiêm trọng hơn là nguồn cơn của đại dịch.

Chính những tác hại này đã đặt vấn đề về việc làm sao để xử lý nước thải sinh hoạt cho công nhân tránh việc gây ô nhiễm môi trường sống của công nhân cũng như dân cư trong khu vực.

4. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt cho công nhân

Trước những nguy cơ rình rập đó, các nhà máy xí nghiệp và các khu công nghiệp cấp thiết phải lập ra quy trình để xử lý nước thải sinh hoạt công nhân. Dưới đây là sơ đồ công nghệ được áp dụng rộng rãi trong việc xử lý nước thải sinh hoạt cho công nhân.

 

Xem thêm: Tổng hợp các công nghệ xử lý nước thải phổ biến, tiên tiến nhất

5. Thuyết minh sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt cho công nhân

  • Nước thải từ các khu vực ăn uống và nhà bếp sẽ được dẫn qua song chắn rác để tách rác thô ra khỏi nguồn nước thải. Sau đó, nước thải sẽ qua bể thu gom để tách dầu mỡ trước khi dẫn đến hệ thống thu gom nước thải chung.
  • Nước thải từ các khu tắm rửa, WC sẽ được xử lý chung qua hệ thống bể tự hoại 3 ngăn. Bể tự hoại thực hiện đồng thời 2 chức năng: lắng và xử lý cặn lắng. Nước thải sẽ ở trong bể từ 1-3 ngày rồi mới được dẫn đến hệ thống thu gom nước thải chung.
  • Nước thải từ hệ thống thu gom chung sẽ được chuyển đến bể điều hòa. Bể điều hòa có chức năng ổn định và duy trì hệ thống xử lý nước thải, tránh hiện tượng quá tải.
  • Nước thải sẽ được bơm từ bể điều hòa lên thiết bị lắng I. Thiết bị lắng I có chức năng lắng các bông cặn, tạo bông và tách các bông cặn này ra khỏi nước thải. Sau lắng I, nồng độ COD, BOD trong nước thải sẽ giảm 70-85%, cặn lắng được vận chuyển qua bể chứa bùn.
  • Tiếp đó, nước thải sẽ được đưa qua thiết bị lọc sinh học Biofor hiếu khí. Thiết bị này có khả năng xử lý được Nitơ và Photpho, là thiết bị hiếu khí có dòng nước thải chảy cùng chiều với khí O2 sục vào từ dưới lên. Do tác động của bọt khí, các vi sinh vật sẽ tồn tại ở dạng lơ lửng và dạng bám dính. Vi sinh hiếu khí phát triển sinh khối trên vật liệu Plasdeck có bề mặt riêng lớn (nhờ sục O2 vào) sẽ xử lý các chất hữu cơ, đưa mức độ ô nhiễm trong nước xuống mức thấp nhất.
  • Sau khi qua lọc Biofor, hiếu khí COD, BOD giảm 80-90%, nước thải tiếp tục được đưa đến thiết bị lắng II. Thiết bị lắng II có nhiệm vụ lắng các bông cặn lơ lửng sinh ra trong quá trình xử lý Biofor, nhằm xử lý triệt để SS còn lại và giảm COD, BOD xuống mức thấp nhất.
  • Sau lắng II, nước sẽ được khử trùng bằng Chlorine.
  • Về phần bể chứa bùn, phần bùn lắng sẽ được mang đi chôn lấp định kỳ, phần nước sẽ được chuyển lại bể điều hòa để tiếp tục xử lý.

Xử lý nước thải sinh hoạt nói chung và xử lý nước thải sinh hoạt cho công nhân nói riêng đều rất quan trọng đối với con người và môi trường sinh thái. Trên đây là sơ đồ “công thức” xử lý nước thải sinh hoạt phổ biến tại các khu công nghiệp, xí nghiệp. Công ty TNHH Giải pháp môi trường HANA luôn sẵn sàng cung cấp hệ thống xử lý nước thải chất lượng cao, đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Liên hệ với chúng tôi qua website moitruonghana.com hoặc hotline 0985 99 4949 để được tư vấn về xử lý nước thải!

chu ky dien tu scaled

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *