Quy định nào bắt buộc phải xử lý nước thải y tế. Nước thải y tế phải xử lý theo quy chuẩn, tiêu chuẩn nào, Cơ sở y tế nhỏ có cần phải thực hiện quy định về xử lý nước thải y tế không? Hãy cùng Môi Trường HANA tìm hiểu qua bài viết này nhé
Theo quy định về xử lý nước thải y tế, Tất cả các cơ sở y tế như bệnh viện, phòng khám đa khoa, nha khoa, thẫm mỹ viện, các trung tâm nghiên cứu về y dược, trạm y tế phường xã… đều phải có hệ thống xử lý nước thải y tế và phải hoạt động ổn định.
Đầu tiền, chúng ta sẽ tìm hiểu tại sao lại có quy định về xử lý nước thải y tế bắt buộc này!
Tính chất nước thải của các cơ sở y tế
Từ các cơ sở khám chữa bệnh như Bệnh viện, phòng khám đa khoa, nha khoa, thẫm mỹ viện…
Nước thải phát sinh từ các khoa khám, chữa bệnh, nội trú hay nhà bếp… thông thường trong đó:
- Lượng nước thải phát sinh lớn nhất là từ khu vực nội trú, nước thải ở đây hầu hết là từ việc tắm giặt, vệ sinh của bệnh nhân và các y bác sĩ
- Tiếp theo là lượng nước thải ra từ phòng khám, phòng mổ, phòng thí nghiệm
- Cuối cùng là nước thải phát sinh từ khu vực văn phòng làm việc
Nước thải y tế từ các cơ sở này chứa nhiều chất hữu cơ, dầu mỡ, chất rắn lơ lững, và các vi sinh vật gây bệnh. Đặc biệt lĩnh vực nha khoa là nơi có khả năng thải nước thải có chứa thùy ngân (Hg) cao.
Nguồn gốc của nước thải y tế hiện nay
Bảng ước tính lượng nước thải thải ra từ các cơ sở khám chữa bệnh
Từ các trung tâm nghiên cứu về y khoa, Trung tâm y tế dự phòng, các cơ sở nghiên cứu và sản xuất y dược, phòng thí nghiệm, xét nghiệm…:
Các nguồn nước thải phát sinh từ hoạt động chuyên môn của các cơ sở y tế thuộc nhóm này chủ yếu là nước thải từ quá trình thí nghiệm, sản xuất thuốc, tiêm phòng. Vì vậy, ngoài các thông số cơ bản trên, nước thải từ các cơ sở y tế này còn chứa nhiều hóa chất, dư lượng kháng sinh.
Từ các trạm y tế phường xã, các phòng khám tư, phòng khám ngoài giờ…
Các cơ sở y tế này thường không có bệnh nhân điều trị, hầu hết là đến khám hoặc tiêm chủng. Nước thải phát sinh chủ yếu là loại nước thải sinh hoạt và một lượng nhỏ nước thải phát sinh trong quá trình làm thủ thuật y tế đơn giản. Các chỉ số ô nhiễm như BOD5 , COD tương đối thấp, chủ yếu là NH4 + và một số vi sinh vật gây bệnh.
Thành phần nước thải của các cơ sở y tế
STT
|
Thông số
|
Đơn vị
|
Giá trị
|
Giá trị C QCVN 28:2010/BTNMT |
|
A | B | ||||
1 | pH | – | 6-8 | 6,5 – 8,5 | 6,5 – 8,5 |
2 | BOD5 | mg/L | 150 – 450 | 30 | 50 |
3 | COD | mg/L | 300 – 500 | 50 | 100 |
4 | TSS | mg/L | 100 – 300 | 50 | 100 |
5 | Amoni | mg/L | 15 – 30 | 5 | 10 |
6 | Nitrat | mg/L | 50 – 80 | 30 | 50 |
7 | Phosphat | mg/L | 10 – 20 | 6 | 10 |
8 | Tổng Coliform | MNP/100mL | 10^5 – 10^7 | 3,000 | 5,000 |
Từ tính chất nước thải của các cơ sở y tế mà ta đã nêu bên trên, ta có thể tổng hợp lại như sau:
- Chứa nhiều chất hữu cơ, dầu mỡ, chất rắn lơ lững, và các vi sinh vật gây bệnh: COD, BOD cao, TSS, N, P dầu mỡ và các vi sinh vật
- Có thể chưa các hóa chất đọc hại.
Sơ bộ thì nước thải y tế tương tự như bảng dưới đây
Qua đó, ta có thể thấy rằng dù là các cơ sở y tế lớn hay nhỏ đều sẽ có phát sinh nước thải và chứa các chất độc hại gây ô nhiễm đến môi trường và con người xung quanh nếu không được xử lý.
Một vài quy định về xử lý nước thải y tế hiện nay
Theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định thì tất cả các cơ sở y tế phải thực hiện hệ thống xử lý nước thải y tế. Ngoài ra, hệ thống xử lý nước thải y tế phải đạt các yêu cầu sau:
- Có quy trình công nghệ xử lý nước thải y tế phù hợp, đạt quy chuẩn;
- Công suất phù hợp với lượng nước thải phát sinh của cơ sở y tế;
- Khu vực xả nước thải đầu ra phải thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát, lấy mẫu khi cần thiết;
- Bùn thải ra từ hệ thống xử lý nước thải y tế tương đương như Chất thải nguy hại, chất thải rắn y tế.
Nước thải y tế sau xử lý trước khi thải ra môi trường phải đáp ứng các giới hạn cho phép về các thông số ô nhiễm theo QCVN 28:2010/BTNMT – QCKT QG về nước thải y tế.
Các cơ sở sản xuất thuốc, nghiên cứu y khoa…, nước thải sau xử lý phải đáp ứng các giới hạn cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT: QCKT QG về nước thải công nghiệp.
Trước khi thải nước thải ra môi trường, các cơ sở y tế phải làm thủ tục xin cấp giấy phép xả thải theo quy định tại Nghị định số 201/2013/NĐ-CP của Chính phủ
Quy trình, thủ tục quan trắc môi trường định kỳ tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuân thủ theo quy định tại Thông tư số 31/2013/TT-BYT của Bộ Y tế.
Qua đó, ta có thể thấy nhà nước rất quan tâm và có những quy định về xử lý nước thải y tế vô cùng chặt chẽ. Nếu quý khách hàng có nhu cầu thực hiện hệ thông xử lý nước thải y tế vui lòng liên hệ với HANA
Các dự án xử lý nước thải y tế mà Môi trường HANA đã thực hiện
Theo nghiên cứu và thực tiễn áp dụng tại các bệnh viện và các cơ sở y tế mà HANA đã thực hiện cung cấp, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải y tế từ trước đến nay như
- Bệnh viện: Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh Hình, Bệnh Viện Quận 12, Bệnh Viện Hoàn Hảo (và 9 chi nhánh), bệnh viện FV…
- Phòng khám: Phòng khám Sài Gòn Tâm Trí (Long Khánh – Đồng Nai), Phòng Khám Hoàng Dũng, Phòng Khám đa khoa Hoàng Tiến Dũng, Phòng Khám đa khoa Thành Tâm, Phòng Khám SIHG (quận 7), PK Monaco (quận 3)…
- Phòng Nha: Nha khoa Hồng Phước, Nha khoa Kaiyen, Phòng nha quận 5,…
- Phòng xét nghiệm: Trung tâm xét nghiệm Tasscare, phòng xét nghiệm y khoa quận 5
- Thẩm mỹ viện: Thẫm mỹ viện Meli, Thẫm mỹ viện Bs Ngọc Anh…
- Trạm y tế: Trạm y tế Huyện Ngọc Hồi, Trung tâm y tế dự phòng Tỉnh Kon Tum
- Trung tâm nghiên cứu và kiểm nghiệm thuốc: Tỉnh Kon Tum
HANA đảm bảo về chất lượng, sự an toàn, ít tốn diện tích và chi phí vận hành. Đặc biệt, HANA chịu trách nhiệm bảo trì, sữa chữa hoàn toàn nếu hệ thống hoạt động không tốt.
Trên đây là bài viết các quy định về xử lý nước thải y tế của HANA. Cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm thực hiện các dự án. HANA luôn tự tin đồng hành và mong muốn có cơ hội hợp tác cùng doanh nghiệp thực hiện hệ thống xử lý nước thải, Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm Công ty lắp đặt hệ thống xử lý nước thải vui lòng liên hệ với chúng tôi
Xem thêm: Xử lý nước thải bệnh viện, phòng khám và các cơ sở y tế hiện nay
Hệ thống xử lý nước thải y tế phổ biến hiện nay
Y học đang càng ngày càng phát triển để phục vụ cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người. Khi các hoạt động y tế được đầu tư và phát triển mạnh mẽ như thế, nước thải cũng đồng thời trở thành một vấn đề lớn đối với môi trường. Để có thể tìm hiểu rõ hơn về phương pháp xử lý nước thải y tế, HANA gửi đến bạn đọc bài viết dưới đây.
Phương pháp xử lý nước thải y tế phổ biến hiện nay
Mức độ nguy hiểm của nước thải y tế là vô cùng to lớn đối với môi trường và sức khỏe con người. Công nghệ xử lý nước thải liên tục được nghiên cứu và phát triển để mang đến những phương pháp xử lý nước thải y tế thật tối ưu. Có thể kể đến những phương pháp sau:
Xử lý nước thải y tế bằng phương pháp AAO
Nước thải y tế được thu gom về bể để điều hòa ổn định. Nước được đi qua song chắn rác để ngăn những chất rắn có kích thước lớn, không cho chúng đi vào quy trình xử lý. Sau đó, nước thải lần lượt đi qua các quá trình xử lý kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí để phân hủy các chất độc hại nhờ hoạt động của vi sinh vật.
Sau khi hoàn thành quy trình xử lý, nước thải y tế được chuyển sang bể lắng để lọc sạch cặn bã và cuối cùng là khử trùng. Lúc này, nước đã đạt đủ tiêu chuẩn và được thải ra môi trường.
Phương pháp AAO phù hợp cho việc xử lý các chất thải có nồng độ ô nhiễm cao. Quá trình lắp đặt hệ thống này cũng khá đơn giản, dễ hiểu. Hệ thống xử lý AAO có kích thước vừa phải, ít chiếm diện tích và đặc biệt là ít tiêu hao năng lượng.
Tuy nhiên, phương pháp AAO đòi hỏi chi phí lắp đặt ban đầu khá cao. Hơn nữa, màng lọc của hệ thống này cũng cần phải được bảo dưỡng thường xuyên, đây là một phần chi phí phát sinh khá lớn khiến cho nhiều đơn vị e ngại trong việc lắp đặt.
Xử lý nước thải bằng phương pháp hồ sinh học ổn định
Phương pháp hồ sinh học ổn định ứng dụng sự khuếch tán của không khí và quá trình quang hợp. Nước thải ban đầu sẽ được đưa vào bể thu gom. Nước được đi qua song chắn rác để đảm bảo không tồn tại những chất rắn có kích thước lớn gây cản trở quá trình xử lý.
Nước thải y tế được đưa qua 4 hồ sinh học để xử lý lần lượt. Nhờ vào quá trình quang hợp và khuếch tán mà các chất độc hại sẽ được phân hủy.
Sau cùng, nước được sang hồ khử trùng để làm sạch một lần nữa rồi mới thải ra môi trường sau khi đã đạt đủ tiêu chuẩn.
Hồ sinh học ổn định phù hợp xử lý chất thải ở nồng độ thấp và trung bình. Chính vì thế, chi phí lắp đặt và vận hành của hệ thống này đều nằm ở mức phù hợp. Cấu trúc của hệ thống khá đơn giản nên tương đối dễ vận hành và bảo trì.
Khuyết điểm của hệ thống này là khả năng xử lý nước còn chưa đạt được hiệu quả tối ưu, vì thế đôi khi không đáp ứng đủ tiêu chuẩn để thải ra môi trường. Hơn nữa, mặc dù cấu trúc không phức tạp nhưng kích thước của các hồ lại khá to, vì thế mà sẽ hao phí rất nhiều diện tích.
Xử lý nước thải y tế bằng phương pháp nhỏ giọt
Nước thải y tế từ các bệnh viện, phòng khám sẽ được bơm đến bể điều hòa để được xử lý sơ bộ. Ngay sau đó, nước được đưa sang bể sinh học nhỏ giọt. Tại đây, nước được phân tách thành từng giọt nhỏ để thuận tiện cho quy trình xử lý.
Sau khi nước được phân tách trở thành những giọt nhỏ, các vi sinh vật sẽ bắt đầu làm việc để phân hủy thành phần chất hữu cơ độc hại có trong nước. Kết thúc quá trình phân hủy, nước được đưa lên bể lắng để phần bùn sinh ra sau quá trình xử lý được lắng xuống và tách sang khu vực riêng.
Nước sau khi đã xử lý và lọc bùn sẽ được thải ra nơi tiếp nhận.
Nước thải y tế có mức độ độc hại vừa phải sẽ phù hợp để áp dụng phương pháp nhỏ giọt. Phương pháp này có kết cấu đơn giản, dễ lắp đặt. Với cấu trúc nhỏ gọn thuận tiện, hệ thống xử lý nước thải này khá tiết kiệm chi phí lắp đặt và vận hành cho các cơ sở y tế.
Tuy vậy, phương pháp nhỏ giọt đòi hỏi phải có bể điều hòa, bể lắng vì thế mà chiếm khá nhiều diện tích thi công. Đặc biệt, nếu không được vận hành đúng cách, quá trình xử lý này sẽ gây ra nhiều mùi hôi khó chịu.
Xử lý nước thải y tế – Liên hệ ngay Môi trường HANA
Để cám ơn Quý khách đã quan tâm và sử dụng các dịch vụ của chúng tôi. HANA xin gửi đến quý khách hàng các ưu đãi khi liên hệ và kí hợp đồng một trong các dịch vụ của HANA:
- Lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ miễn phí.
- Bảo hành công nghệ 24 tháng kể từ ngày nghiệm thu đưa vào sử dụng.
- Giảm 50% chi phí sửa chữa trong năm tiếp theo.
- Miễn phí hỗ trợ tiếp đoàn kiểm tra môi trường trong 1 năm.
Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình MÔI TRƯỜNG HANA sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn sửa chữa, vận hành, lắp đặt, thi công, bảo trì hệ thống xử lý nước thải y tế. HANA tư vấn viết và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí.
GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin”. Rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý doanh nghiệp.