Nước mặn xâm nhập diễn ra ở hầu hết các địa phương sống tiếp giáp với biển. Trong đó, Đồng bằng Sông Cửu Long, duyên hải miền trung và Đồng bằng Sông Hồng là những nơi phải chịu tác động lớn của quá trình nước mặn xâm nhập. Vậy nước mặn xâm nhập là gì? Các ảnh hưởng và phương pháp giải quyết thực trạng nước mặn xâm nhập sẽ được HANA làm rõ trong bài viết dưới đây.
Nước mặn xâm nhập là gì?
Theo Tổ chức khí tượng thế giới, tổng lượng nước ngọt trên trái đất chỉ chiếm khoảng 2,5% và phần còn lại là lượng nước mặn. Do đó, nước ngọt được cho là nguồn tài nguyên khan hiếm. Nước ngọt được phân bố nhiều nhất là nằm trong lòng đất, một phần nước ngọt còn lại thì được phân bố ở phần nước mặt rải rác nhiều nơi trên thế giới.
Nước mặn xâm nhập thực chất là quá trình tích tụ quá nhiều muối trong đất, thay thế nước ngọt do sự dịch chuyển của các khối nước mặn, làm giảm lượng nước ngọt có trong lòng đất và các tầng chứa nước ven biển.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nước mặn xâm nhập:
- Do tự nhiên – đặc biệt là biến đổi khí hậu: Những năm gần đây, khí hậu biến đổi ngày càng phức tạp. Từ 2016 đến nay, biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng sâu sắc đến chu trình thủy văn (mô hình lượng mưa, lượng nước bốc hơi và độ ẩm trong đất). Tình trạng mùa khô kéo dài, mùa mưa bị rút ngắn hoặc ngược lại dẫn đến lượng mưa có thể tăng hoặc giảm và phân bố không đều. Tình trạng này kéo dài gây ra tình trạng thay đổi lượng nước ngầm được bổ sung, đồng thời cũng làm thay đổi tốc độ xâm nhập mặn vào các tầng ngậm nước ven biển.
- Các tác động từ con người: xây dựng hệ thống thủy lợi và các hoạt động là thay đổi mục đích, quản lý đất là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến hệ thống thủy văn, đây cũng được xem là nguyên nhân thúc đẩy quá trình biến đổi khí hậu diễn ra nhanh hơn.
Xem thêm: THỰC TRẠNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC NƯỚC NHIỄM MẶN TRONG NÔNG NGHIỆP
Thực trạng nước mặn xâm nhập tại Việt Nam
Việt Nam có đến 3000km bờ biển, đây là nơi tập trung hàng triệu người dân sinh sống và sản xuất, khai thác các giá trị của tài nguyên biển. Xâm nhập mặn diễn ra ở hầu hết các địa phương sống tiếp giáp với biển. Trong đó, Đồng bằng Sông Cửu Long và Đồng bằng Sông Hồng là những nơi phải chịu tác động của quá trình nước mặn xâm nhập.
Tại Đồng bằng Sông Hồng, lưu lượng nước về hạ du giảm, mực nước xuống thấp trong khi nước biển dâng cao cùng với triều cường đã làm cho tình trạng xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng hơn. Theo số liệu về tình hình nước mặn xâm nhập tại các tỉnh của Đồng bằng Sông Hồng như Hải phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình khi vào mùa khô, độ mặn trong nước đã vượt mức cho phép. Từ ngày 19 đến ngày 28/12/2007, độ sâu xâm nhập mặn diễn biến từ 21,3 đến 28,5. Chỉ sau ít tuần, từ ngày 16 đến 25/12008, độ sâu xâm nhập mặn đã tăng lên 30,3km đến 40km.
Trong năm 2020, tình nước mặn xâm nhập tại Đồng bằng Sông Cửu Long tăng cao ở mức đột biến. Tháng 12/2020, ranh mặn 4g/lít tại các cửa sông Cửu Long sâu nhất đến 57km, sâu hơn trung bình năm 2015 là 17km. Cho đến tháng 1/2020, độ sâu xâm nhập mặn đã tăng cao từ 82-85km (Vùng sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây), Với vùng cửa sông Cửu Long là 45-66km, và cùng ven biển Tây lớn nhất là 48km.
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng máy lọc nước nhiễm mặn HANA
Các ảnh hưởng của nước mặn xâm nhập
- Đời sống sinh hoạt:
Xâm nhập mặn sâu gây thiếu nước sinh hoạt cho người dân địa phương. Đối với những vùng miền bị nhiễm mặn nặng người dân phải lọc nước qua nhiều hệ thống khác nhau, hoặc thậm chí phải mua thêm nước ngọt từ những vùng miền khác.
- Kinh tế:
Nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn 1986 đến nay. Nông nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, thủy hải sản và lâm nghiệp. Nền nông nghiệp Việt Nam phát triển không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của hơn 90 triệu dân trong nước mà còn xuất khẩu ra thế giới.
Sự tăng trưởng và phát triển nền nông nghiệp đóng vai trò không nhỏ cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam như hiện nay. Tuy nhiên, tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn ngày càng kéo dài và diễn ra gay gắt gây ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ và chăn nuôi.
Tiêu biểu như tỉnh Sóc Trăng, xâm nhập mặn đã làm gần 14.000ha lúa bị ảnh hưởng và thiệt hại. Huyện Cù lao Dung (thuộc tỉnh Sóc Trăng) có hơn 6.000ha mía bị ảnh hưởng, trong đó có gần 200ha mía bị chết khô sắp được thu hoạch do bị mặn ngập chân ruộng mía.
Xâm ngập mặn gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến nền nông nghiệp. Thiếu nước ngọt gây khó khăn cho quá trình nuôi trồng và thậm chí gây thiệt hại kinh tế nặng nề cho người dân, thậm chí phải cắt giảm mùa vụ và diện tích, quy mô nuôi trồng.
- Nguồn lao động:
Đối mặt với tình trạng thiếu nước để sản xuất và nuôi trồng, diện tích đất canh tác thấp. Bên cạnh giải pháp là chuyển sang hình thức canh tác hoa màu (ớt, hành) thì rất nhiều họ dân không biết nên làm gì trong quá trình đất bị xâm nhập mặn khi mùa khô đến. Xâm nhập mặn kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất mà còn ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội.
Trong thời gian xâm nhập mặn diễn ra kéo dài, việc di cư lao động tự do sang các tỉnh lân cận để xin viêc thời vụ và đợi vụ mùa tới cũng diễn ra khác thường xuyên. Việc này ảnh hưởng lớn đến nguồn thu nhập của người dân, thu nhập bị thấp đi, mất thi nhập và không có việc làm tăng lên.
Phương pháp giải quyết nước mặn xâm nhập
Xuất phát từ nguyên nhân xâm nhập mặn, đối với nguyên nhân từ tự nhiên – quá trình biến đổi khí hậu: Đây là quá trình con người không thể can thiệp nên biện pháp duy nhất là những chiến lược và định hướng hợp lý trong nuôi trồng và sản xuất, hạn chế tối đa nhất những tác hại của xâm nhập mặn đến nền nông nghiệp. Đồng thời tăng sự thích nghi của người nông dân đối với điều kiện thời tiết, môi trường thay đổi phức tạp, tiêu biểu là quá trình xâm nhập mặn.
Với nguyên nhân từ con người: khi xây dựng hệ thống thủy lợi hay các hoạt động thay đổi mục đích của đất cần có sự cân nhắc và có kế hoạch, làm theo chỉ đạo từ chính quyền, nhà nước. Bên cạnh, do nước ngọt là nguồn tài nguyên khan hiếm nên mỗi các nhân cần tự có ý thức tiết kiệm nguồn nước khi sử dụng, vì lợi ích chung của cộng đồng.
Trong trường hợp bị nhiễm nước mặn, quý khách có thể tham khảo hệ thống xử lý nước mặn của HANA để cải thiện tốt nhất có thể nguồn nước của gia đình và tổ chức.
=>> Đọc thêm: Tại sao nên sử dụng máy lọc nước nhiễm mặn HANA
Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. MÔI TRƯỜNG HANA sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn sửa chữa, vận hành, lắp đặt, thi công, bảo trì hệ thống xử lý nước nhiễm mặn. HANA tư vấn viết và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí.
GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin”. Rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý doanh nghiệp.