Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi gà, lợn chuyên nghiệp

5/5 - (1 bình chọn)

Những chất thải sinh ra trong quá trình chăn nuôi gây ra ô nhiễm ngiêm trọng cho nguồn nước và đất ở các khu trang trại chăn nuôi. Những ô nhiễm này ảnh hưởng tới sức khỏe của vật nuôi và nhân công làm việc ở trang trại, cho khác khu dân cư xung quanh, làm thiệt hại không chỉ về kinh tế mà còn cả sức khỏe cho cả vật nuôi và con người.

Môi trường HANA – chuyên tư vấn, xây dựng lắp đặt hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi gà, heo, lợn tại Tp. HCM, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai và các tỉnh lân cận khác.

Nước thải chăn nuôi là gì?

Nước thải chăn nuôi là loại nước thải bắt nguồn từ quá trình chăn nuôi, chăm sóc những loại động vật. Nước thải có thể phát sinh từ các hộ gia đình hoặc các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô lớn nhỏ.

Đây có thể là nước thải trong quá trình bài tiết của động vật, nước thải từ hoạt động vệ sinh chuồng trại. Quá trình chăm sóc, nuôi động vật ăn uống cũng có thể tạo ra những loại chất thải nhất định vào nguồn nước.

Nước thải chăn nuôi là gì?

Tại sao phải xử lý nước thải chăn nuôi gà, heo lợn?

Nước thải chăn nuôi có thể bắt nguồn từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Tùy thuộc vào quy mô, chủng loại mà sẽ có những thành phần đặc trưng. Tuy vậy, dưới đây là một số thành phần cơ bản của những nguồn nước thải chăn nuôi.

Nước thải chăn nuôi chứa một lượng lớn các chất rắn, cặn bã lơ lửng. Đây có thể là phân của vật nuôi, trong quá trình vệ sinh chuồng trại sẽ trôi cùng nguồn nước. Thức ăn thừa cũng là những chất rắn hữu cơ xuất hiện trong nước thải. Bên cạnh đó, đất cát cũng tồn tại trong nước thải chăn nuôi do quá trình di chuyển, tắm rửa vật nuôi

Động vật nuôi vốn không thể tiêu hóa được các hợp chất nitơphotpho. Chính vì thế, trong quá trình bài tiết tiêu hóa, những hợp chất nito, photpho mà chúng không thể tiêu hóa cũng thải ra môi trường.

Với rất nhiều thành phần đã nêu, trong nước thải cũng dễ bị xuất hiện các loại vi khuẩn, vi sinh vật có hại và vô hại. Tùy thuộc vào quy mô của từng trang trại mà lượng vi sinh vật này có thể gia tăng mức độ nguy hiểm cho con người.

Tác hại của nước thải chăn nuôi

Gây mùi hôi thối

Tác hại ban đầu và gây khó chịu nhất của nước thải chăn nuôi đó là những phân tử gây mùi. Bản chất là hoạt động vệ sinh, tắm rửa động vật nên nước thải này mang theo rất nhiều mùi hôi thối. Phân và nước tiểu của động vật sẽ bốc mùi ngay từ khi thải ra môi trường mà không cần phải đợi đến quá trình phản ứng, lên men. Đối với các trang trại rộng lớn, mùi hôi thối của nước thải có thể ảnh hưởng đến cả khu vực và dễ làm trang trại bị mất lòng tin, bị tẩy chay, khiếu nại,…

Phát sinh mầm bệnh

Nước thải chăn nuôi không được xử lý kỹ sẽ gây ra nhiều vi sinh vật độc hại. Những chất độc này sẽ ảnh hưởng nặng nề đến nguồn nước, dễ gây nhiễm trùng cho những ai tiếp xúc. Bên cạnh đó, nước thải cũng gây ô nhiễm đến đất và cả mạch nước ngầm. Tiếp xúc với những chất độc này trong thời gian dài, con người sẽ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, da liễu.

Đặc biệt, nước thải chăn nuôi tràn lan cũng là một điều kiện để các mầm bệnh nước phát sinh. Đây là cơ hội để dịch bệnh được lây lan và ảnh hưởng đến cả một hệ thống chăn nuôi rộng lớn. Đây chính là một vấn đề hàng đầu mà các cơ sở chăn nuôi cần phải để ý đến trước khi mắc phải sự tàn phá của dịch cúm và các bệnh truyền nhiễm khác cho vật nuôi.

Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi gà heo lợn được ưa dùng nhất hiện nay

Trong những năm gần đây, chăn nuôi gà – heo lợn đã có nhiều bước tiến lớn và phát triển vượt bậc. Từ chăn nuôi phân tán chuyển đến chăn nuôi tập trung quy mô lớn. Từ đấy, ngành chăn nuôi đã có vị thế mới, góp phần thay đổi nhanh chóng cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp.

Chăn nuôi gia cầm nói chung hay chăn nuôi gà nói riêng là ngành cung cấp lượng lớn thực phẩm cho các chợ, siêu thị,…ở nước ta. Chăn nuôi gà hiện nay đã và đang được áp dụng nhiều phương pháp, kỹ thuật nuôi với quy mô lớn, số lượng đàn lớn với trang thiết bị, chuồng trại hiện đại. Ngành chăn nuôi gà tại Việt Nam đang cung cấp nguồn thịt gà lớn cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài.

Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi gà heo lợn được ưa dùng nhất hiện nay

Các trang trại chăn nuôi gà của nước ta được đầu tư với quy mô lớn đi vào hoạt động đã và đang phát sinh nhiều vấn đề gián tiếp hay trực gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và con người. Một số vấn đề liên quan đến ngành chăn nuôi gà có thể kể đến như: vệ sinh chuồng trại, tiếng ồn, dịch bệnh, chất thải,…trong quá trình chăn nuôi. Nước thải là một trong những vấn đề nổi bật trong quá trình chăn nuôi gà.

Nước thải chăn nuôi gà phát sinh chủ yếu từ các hoạt động vệ sinh chuồng trại, tắm rửa gà trong chuồng. Từ đó, nước rửa chuồng trại kéo theo phân, và các chất thải từ gà đến thức ăn rơi vãi đều kéo theo đó hình thành nên nước thải.

Quy mô chuồng trại càng lớn, số lượng đàn gà càng đông sẽ kéo theo lượng nước thải phát sinh càng nhiều. Về thành phần, tính chất trong nước thải chăn nuôi gà rất phức tạp với nồng độ ô nhiễm cực kỳ cao. Nước thải chăn nuôi gà chứa chủ yếu là các chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng Nito, Photpho trong nước thải. Bên cạnh đó, nước thải còn chứa một lượng lớn vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh.

Sơ đồ quy trình hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi gà heo lợn

Xử lý nước thải chăn nuôi gà là yêu cầu tiên quyết trong quá trình hoạt động của trang trại chăn nuôi. Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi gà phải được lựa chọn phù hợp vì liên quan đến môi trường và ảnh hưởng đến con người nếu không được xử lý triệt để. Chính vì vậy, quy trình xử lý nước thải chăn nuôi gà được áp dụng:

Sơ đồ quy trình hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi gà heo lợn
Sơ đồ quy trình hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi gà heo lợn

Nước thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi gà được thu gom bằng hệ thống cống và đưa về hố gom nước thải.

Tại hố gom nước thải, nước thải được chứa đựng trước khi được bơm chìm trong hố gom nước thải đưa về hầm Biogas.

Tại hầm Biogas, hỗn hợp phân và nước thải được hệ vi sinh vật kỵ khí tiến hành phân hủy kỵ khí và sinh ra khí gas. Nước thải sau hầm Biogas được đưa về bể điều hòa.

Tại bể điều hòa với quá trình xáo trộn liên tục tránh hiện tượng lắng cặn và phát sinh mùi hôi. Nhiệm vụ chính của bể điều hòa là điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất có trong nước thải, bể điều hòa còn xử lý một phần COD có trong nước thải. Nước thải sau bể điều hòa được bơm chìm đưa về bể Anoxic.

Bể Anoxic có nhiệm vụ chuyển hóa Nitrat có trong nước thải thành Nito tự do và tách ra khỏi nước thải nhờ quá trình khử Nitrat diễn ra tại đây. Hệ vi sinh vật thiếu khí hoạt động mạnh trong bể. Nước thải sau bể Anoxic được đưa về bể Aerotank.

Nhiệm vụ của bể Aerotank là xử lý hoàn toàn các chất hữu cơ và chuyển hóa Amoni thành Nitrat trước khi tuần hoàn về bể Anoxic để xử lý. Tại bể Aerotank, hệ vi sinh vật hiếu khí hoạt động mạnh mẽ trong môi trường được cấp khí liên tục duy trì môi trường hiếu khí trong bể. Nước thải sau bể Aerotank được đưa về bể lắng sinh học.

Sơ đồ hệ thống công nghệ hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi gà heo lợn

Tại bể lắng sinh học, dưới tác dụng của trọng lực sẽ kéo cặn bẩn và bùn vi sinh xuống dưới đáy bể, phần nước trong sẽ được thu trên bề mặt và đưa về bể khử trùng.

Tại bể khử trùng, vi sinh vật và vi khuẩn gây bệnh sẽ được xử lý triệt để dưới tác dụng của chất khử trùng được cấp vào bể. Nước thải sau bể khử trùng luôn đạt tiêu chuẩn xả thải trước khi được đưa về nguồn tiếp nhận.

Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi gà heo lợn

Tuy nồng độ ô nhiễm khá cao nhưng công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi gà khác đơn giản, sử dụng vi sinh vật trong xử lý là chính. Với công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi gà được áp dụng, một số ưu điểm dễ nhận thấy như:

  • Sử dụng công nghệ phù hợp: đảm bảo nước đầu ra luôn đạt QCVN 62-MT:2016/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi
  • Công nghệ Biogas: phát sinh lượng lớn khí gas có thể được thu và sử dụng cho mục đích đốt,…tiết kiệm chi phí hoạt động của trang trại chăn nuôi
  • Hệ thống hoạt động đơn giản: hoàn toàn tự động, tiết kiệm chi phí vận hành.
  • Hệ thống hoạt động bền: có tuổi thọ cao, ít hỏng hóc trong quá trình vận hành.
  • Chi phi đầu tư hợp lý
Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi gà heo lợn
Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi gà heo lợn

Áp dụng công nghệ trên, cùng với kinh nghiệm của HANA, chúng tôi tư tin sẽ tư vấn, xây dựng, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi gà đảm bảo các tiêu chí như:

  • Đạt chuẩn
  • Tiết kiệm chi phí
  • Nhỏ gọn, dễ vận hành

Xem thêm: Lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI HIỆU QUẢ

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI HIỆU QUẢ

Nước thải chăn nuôi được xem là một trong những nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường. Hiểu được những phương pháp xử lý loại nước thải này sẽ giúp các cơ sở chăn nuôi có được một quy trình làm việc hiệu quả và an toàn. Ngay sau đây, HANA sẽ giúp quý khách hiểu rõ hơn vấn đề này.

Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật

Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật

Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật hiện được nhiều cơ sở lựa chọn vì khá tiết kiệm chi phí. Việc tận dụng các loài thực vật để làm nguyên liệu xử lý còn thân thiện với môi trường và dễ dàng tìm kiếm, thực hiện.

Nguồn nguyên liệu này thường có sẵn bên ngoài môi trường, đó là bèo tây, dừa nước,… Những dòng thực vật này vốn dễ tìm, dễ chăm sóc nên sẽ không khó cho việc tìm kiếm và vận hành.

Nước sẽ được xử lý thô tại song chắn rác. Sau khi được tách bớt rác thải kích thước lớn, nước được mang đi lắng để làm giảm lượng bụi, bùn có thích thước nhỏ. 

Quá trình lắng kết thúc, nước sẽ chảy vào khu vực có các thực vật thủy sinh. Những loại cây này sẽ bắt đầu thực hiện phân hủy những hợp chất vô cơ, hữu cơ và trả lại nguồn nước sạch, an toàn hơn.

Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi bằng hệ thống Biogas

Phương pháp này xử lý nước thải chăn nuôi nhờ vào quá trình phân hủy yếm khí diễn ra trong hầm biogas. Sử dụng hệ thống Biogas sẽ có nhiều tiện lợi vì có khả năng chuyển chất độc hại thành nhiên liệu hoạt động. Bên cạnh đó, phần bùn cặn của quá trình này còn dùng để làm phân bón hữu cơ, được khá nhiều cơ sở trồng trọt ưa chuộng.

Tuy có nhiều tiện lợi nhưng phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi bằng hệ thống biogas lại khiến nhiều cơ sở e dè do khả năng xử lý. Nhiều trại chăn nuôi báo cáo rằng việc xử lý bằng hầm biogas chỉ có thể xử lý ở mức trung bình, không thật sự mang lại hiệu quả.

Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi bằng bộ lọc sinh học

Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi bằng bộ lọc sinh học

Phương pháp dùng bộ lọc sinh học là sự kết hợp của bể phân hủy hiếu khí và quá trình bơm sinh học. Quá trình bơm sinh học giúp việc lọc nước được diễn ra tuần hoàn, liên tục.

Khi đã đảm bảo được lọc sạch, nước được giữ trong bể khoảng 10 ngày để được lắng thật sự sạch. Sau đó, nước thải chăn nuôi được thải ra môi trường tiếp nhận.

Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi bằng bộ lọc sinh học được khá nhiều cơ sở chăn nuôi lựa chọn vì tính ứng dụng khá cao. Việc lắp đặt hệ thống này khá đơn giản nên chi phí không quá cao. Đặc biệt, quy trình vận hành của phương pháp này cũng không quá phức tạp, không đòi hỏi quá nhiều kiến thức, kỹ năng nên phù hợp đối với các cơ sở chăn nuôi nhỏ.

Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi bằng bùn hiếu khí – thiếu khí

Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi bằng bùn hiếu khí – thiếu khí có khả năng xử lý được đồng thời cả chất thải hữu cơ và khí độc nito. Theo đó, tại bể hiếu khí sẽ diễn ra quá trình nitrat để xử lý khí nito. Quá trình khử diễn ra ở bể thiếu khí để xử lý các chất hữu cơ gây ô nhiễm. 

Chính vì khả năng xử lý tích hợp này, phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi bằng cách sử dụng bùn hiếu khí – thiếu khí đang ngày càng được nhiều hộ chăn nuôi cân nhắc lựa chọn. 

Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi bằng mương oxy hóa

Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi bằng mương oxy hóa

Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi bằng mương oxy cần sử dụng hệ thống máy sục khí một cách liên tục. Tuy vậy, hệ thống này không tốn quá nhiều năng lượng.

Quá trình hoạt động của mương oxy hóa khá đơn giản, dễ vận hành nên không đòi hỏi quá nhiều chuyên môn và nhân lực. Một ưu điểm rất vượt trội của hệ thống là khả năng xử lý tốt và để lại ít bùn thải.

Hơn thế nữa, mương oxy hóa còn có thể xử lý được cả chất hữu cơ và khí độc trong nước thải chăn nuôi. Chính vì những ưu điểm đó mà ngày nay phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi bằng mương oxy hóa được ứng dụng rộng rãi ở rất nhiều địa chỉ chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi Môi trường Hana

Nước thải chăn nuôi không được xử lý sẽ để lại vô số những hậu quả xấu. Tiêu chuẩn về việc xử lý loại nước thải này cũng khá phức tạp, quy trình xử lý đòi hỏi nhiều bước khác nhau. Chính vì thế, để có thể tránh những trục trặc về chi phí, kỹ thuật và pháp lý, các hộ chăn nuôi, các cơ sở chăn nuôi cần tìm cho mình một đơn vị hỗ trợ công tác này.

Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi Môi trường Hana

Hana sẽ là một lựa chọn hàng đầu trong rất nhiều những đơn vị khác thi công xử lý nước thải. Chúng tôi tự tin về kỹ thuật và hiệu quả hoạt động của mình. Với bề dày kinh nghiệm và sự tận tâm, Hana sẽ không làm quý khách thất vọng. Liên lạc ngay để sở hữu hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi hiệu quả, tiết kiệm, hợp pháp:

Để cám ơn quý khách đã quan tâm và sử dụng các dịch vụ của chúng tôi. HANA xin gửi đến quý khách hàng các ưu đãi khi liên hệ và kí hợp đồng một trong các dịch vụ của HANA.

  • Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ miễn phí.
  • Đánh giá Trạm xử lý nước thải hiện hữu, hướng dẫn cải tạo và vận hành miễn phí.
  • Ký hợp đồng xử lý chất thải sẽ được tặng lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ miễn phí.
  • Thường xuyên ưu đãi giảm giá đối với tất cả các dịch vụ.

Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. MÔI TRƯỜNG HANA sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn sửa chữa, vận hành, lắp đặt, thi công, bảo trì hệ thống xử lý nước thải. HANA tư vấn viết và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí.

GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm Trao giải pháp – Nhận niềm tin”Rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý doanh nghiệp.

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0985.99.4949
  • Địa chỉ: 20/6 Nguyễn Văn Dung, P.6, Q. Gò Vấp, TP. HCM
  • Email: mail@moitruonghana.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0985994949